PHẪU THUẬT NÂNG MŨI Ở NGƯỜI Á ĐÔNG

Hotline

0916643030 0913837671

    PHẪU THUẬT NÂNG MŨI Ở NGƯỜI Á ĐÔNG

     1/Thế nào là mũi đẹp

     Ngày nay, cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, đã qua rồi cái thời cần ăn no, mặc ấm, con người đã dần tiến tới đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp và trau chuốt từ vóc dáng đến diện mạo để có thể tự tin hơn trong cuộc sống và trong giao tiếp. Có những người cảm thấy tự ti, mặc cảm với ngoại hình của mình nên tìm đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Một trong những phẫu thuật mà khách hàng quan tâm nhất là phẫu thuật sửa mũi. Có những người đến với phẫu thuật thẩm mỹ chỉ vì sửa tướng để có thể phát triển kinh doanh. Còn phần lớn vì nhu cầu làm đẹp, một số ít thì chạy theo thị hiếu.

    Theo quan niêm Á Đông, mũi có chỗ đứng quan trọng trong tướng số,

    Ví dụ, trong Tam Tài thì mũi là trung tâm của khuôn mặt, phải ngay thẳng mới được phước, thọ, cao đẹp mới là phú quý. Trong Tam đình mũi là trung tâm của trung đình nên phải có thế đứng vững chắc thì hậu vận mới tốt… Nói chung theo thuật xem tướng thì mũi đẹp là mũi phải hội tụ rất nhiều điều kiện. Phải vững chải, cao thẳng, lỗ mũi không lộ và phải hài hòa với tất cả các bộ vị xung quanh.

    Theo Y Học hiện đại và nhân trắc học qua nhiều công trình nghiên cứu thì tựu chung cũng đưa ra một số tiêu chuẩn cơ bản của một cái mũi đẹp.

    2/Hình dáng ngoài mũi          

     Giải phẫu mũi ngoài

    Hình các góc mũi

     

    Cấu trúc giải phẫu mũi người đông Á

    Mũi người đông Á điển hình thấp và nhỏ. Các thành phần xương ở vùng giữa mặt và vách ngăn mũi thường nhỏ, ngắn và kém phát triển, do đó phần gốc mũi thường thấp (điểm Rhinion - đầu tận phía dưới của đường khớp 2 xương chính mũi) và chiều cao sống mũi cũng thấp. Vách ngăn mũi ngắn với góc vách ngăn phía trước thấp nên phần đầu mũi cũng thấp và thiếu độ nhô. Một đầu mũi thấp, hơi hếch lên thì thường lớp da ở vùng này cũng dày hơn, chiều rộng cánh mũi cũng rộng hơn.

    Nhìn từ phía dưới, lỗ mũi người Đông Á thường tròn hơn so với lỗ mũi hình giọt nước ở người phương Tây. Trụ mũi cũng thường ngắn và bị co rút do thiếu sự hỗ trợ từ đuôi vách ngăn. Ở phía trong, sụn vách ngăn nhìn chung nhỏ hơn so với ở mũi người phương tây, gây nên đầu mũi ngắn, hếch. Sụn vách ngăn nhỏ có thể dẫn đến không có nhiều hoặc không có đủ sụn vách ngăn  để tạo hình đầu mũi và  trụ mũi trong quy trình nâng mũi cấu trúc.

    Nếu như chia mũi ngoài ra làm 3 phần: gốc mũi (phần giữa hai mắt), sống mũi và đầu mũi thì người Đông Á đặc trưng với gốc và sống mũi thấp, đầu mũi tẹt, thấp, rộng, phình ra hình củ hành, trụ mũi ngắn, hình dáng cánh mũi loe, nền cánh mũi rộng và góc mũi môi nhọn.

    Nguyên tắc phẫu thuật nâng mũi ở người đông Á

    Dựa vào những đặc điểm  trên mà trong tạo hình mũi người Đông Á phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản:

    • Tăng chiều cao gốc mũi, sống mũi, tăng độ nhô phần đầu mũi.
    • Điều chỉnh độ sa và độ loe của cánh mũi (thu gọn cánh mũi).

    Các nghiên cứu đã phân loại cánh mũi và trụ mũi của người Đông Á thuộc loại 4 đến loại 6 trong hình dưới đây. 

    Ngoài ra, phẫu thuật viên cũng phải lưu ý đến đặc điểm da và mô dưới da vùng mũi vì đây là một trong những yếu tố tiên lượng cho sự thành công của ca phẫu thuật. Đặc trưng của lớp da và mô dưới da của người Đông Á là có độ dày và độ nhờn thay đổi. Gốc mũi là phần có da dày nhất với độ dày trung bình là 3,3 mm; khớp gian mũi (điểm Rhinion) là vị trí có da mỏng nhất khoảng 2,4 mm

    và độ dày da đầu mũi vào khoảng 2,9mm.  Do đó tùy vào tình trạng da mà bác sĩ có thể lựa chọn loại vật liệu nâng sống mũi cũng như thiết kế miếng độn cho phù hợp.

    Kích thước và độ cứng của cặp sụn cánh mũi cũng là yếu tố quyết định đến hình dạng của đầu mũi. Các sụn cánh mũi ở người Châu Á thường mỏng và yếu, chỉ có thể đủ sức hỗ trợ một chút cho lớp da dày và lớp mô xơ mỡ phủ ở trên. Do đó, thao tác can thiệp vào sụn cánh mũi ngày càng trở nên phổ biến hơn trong phẫu thuật tạo hình mũi ở người đông Á, để mang lại một chiếc mũi chắc chắn sau nâng.

    Hotline: 09166430300913837671
    Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 09166430300913837671